Hói Đầu Khi Còn Trẻ Có Phải Là Điều Bình Thường?
Hói Đầu Khi Còn Trẻ Có Phải Là Điều Bình Thường?
Hói Đầu Khi Còn Trẻ Có Phải Là Điều Bình Thường?
Hói Đầu Khi Còn Trẻ Có Phải Là Điều Bình Thường?
Hói Đầu Khi Còn Trẻ Có Phải Là Điều Bình Thường?
Hói Đầu Khi Còn Trẻ Có Phải Là Điều Bình Thường?
Trước đây tình trạng hói đầu chỉ thường thấy ở những người đàn ông trung niên u50, u60 nhưng bây giờ số tuổi của người bị hói đầu ngày càng trẻ hóa. Số lượng người bị hói đầu ở độ tuổi 20 đã không còn là ít. Cùng tìm hiểu xem tình trạng những người trẻ bị hói đầu có phải là bình thường không?
Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Hói Đầu Khi Còn Trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người trẻ tuổi bị hói đầu. Cùng điểm qua từng nguyên nhân một nhé!
Do di truyền
Gen di truyền là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng hói đầu và cũng là nguyên nhân khó có biện pháp khắc phục nhất.
Tình trạng này chỉ xảy ra ở những người cận huyết trong một gia đình, nếu bạn có ông, bà hoặc bố, mẹ bị hói đầu thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị hói đầu. Nam giới có nguy cơ bị di truyền cao hơn nữ giới (nam giới 98,6% và nữ giới 64,4%).
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng làm cơ thể bị thiếu hụt các chất như sắt, kẽm, magie, vitamin A, B. Dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều và vòng đời của sợi tóc bị rút ngắn lại.
Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn quá cay hoặc quá nóng, nóng trong người cũng khiến tóc rụng nhiều hơn.
Chế độ ăn kiêng thiếu khoa học cũng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cơ thể, mái tóc cũng không thoát khỏi tình trạng bị ảnh hưởng.
Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, stress kéo dài
Áp lực từ học tập và công việc của giới trẻ hiện nay rất nhiều, về lâu dài vô hình tạo nên gánh nặng đè nén lên hệ thần kinh trung ương gây ra tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.
Nếu căng thẳng, stress kéo dài không có biện pháp kiểm soát, quá trình tuần hoàn máu sẽ bị ảnh hưởng và gián đoạn, tác động không nhỏ đến nang tóc.
Không chỉ hói mà bạn còn có nguy cơ mắc các chứng bệnh nghiêm trọng hơn như mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm.
Thức khuya thường xuyên, ngủ không đủ giấc, lạm dụng chất kích thích,... cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tóc.
Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh hói đầu ở cả nam và nữ.
Rối loạn nội tiết tố ở mỗi giới sẽ khác nhau, ở nam giới thường do sự suy giảm của hormone testosterone làm cho hormone dihydrotestosterone tăng lên.
Hormone dihydrotestosterone làm cho tế bào mầm tóc bị suy yếu, vùng nang tóc bị teo lại không nhận được chất dinh dưỡng từ máu. Khiến tóc mảnh yếu và dễ rụng, sau đó sẽ gây hói.
Nữ giới thường bị rối loạn nội tiết tố, rụng tóc nhiều trong giai đoạn sau sinh, cho con bú, khi thay đổi thuốc ngừa thai hoặc khi bước qua giai đoạn tiền mãn kinh do sự thiếu hụt hormone estrogen.
Khi này tóc cũ rụng đi nhiều nhưng tóc mới mọc lên rất chậm, thậm chí là không mọc nữa khiến tóc ngày càng thưa và dần dần bị hói một mảng.
Cơ thể bị thiếu máu
Trong cơ thể máu đóng vai trò là cơ quan vận chuyển dinh dưỡng và oxy. Nếu cơ thể bị thiếu máu thì các cơ quan như tóc, móng tay, móng chân, da cũng không nhận được đủ chất dinh dưỡng và oxy. Khi này tóc sẽ rụng nhiều và có nguy cơ bị hói cao.
Sử dụng quá nhiều hóa chất lên tóc và da đầu
Các bạn trẻ ngày nay có sở thích thay đổi kiểu tóc thường xuyên. Uốn, duỗi, nhuộm, tẩy đều phải áp hóa chất lên tóc.
Các chất hóa học tác động trực tiếp đến cấu trúc sợi tóc, khiến lớp biểu bì keratin bị tổn thương, tóc trở nên yếu và dễ gãy rụng hơn.
Sử dụng thuốc điều trị ung thư
Khi điều trị ung thư bằng hình thức hóa trị, người bệnh phải chịu tác dụng phụ của thuốc là gây rụng tóc theo mảng, bị hói trong thời gian điều trị bệnh.
Mắc các vấn đề về tuyến giáp
Tóc rụng nhiều và hói đầu là dấu hiệu cảnh báo sớm cho các vấn đề tuyến giáp.
Tuyến giáp bị suy yếu sẽ gây rối loạn nội tiết và tác động xấu đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể, kể cả nang tóc và mái tóc.
Mất cân bằng hormone tuyến giáp cũng khiến quá trình trao đổi chất ở nang tóc bị cản trở, nang tóc ngày càng suy yếu sẽ xảy ra tình trạng rụng tóc nhiều, hói đầu,...
Hói Đầu Khi Còn Trẻ Có Phải Là Điều Bình Thường?
Với những nguyên nhân như di truyền hay điều trị bệnh ung thư thì rụng tóc ở tuổi đôi mươi là điều hoàn toàn bình thường.
Nhưng với những lý do như chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh thì bị hói đầu khi còn trẻ là một tình trạng hết sức báo động. Bạn phải yêu thương và chăm sóc cho cơ thể nhiều hơn.
Các Phương Pháp Chẩn Đoán Hói Đầu
Bạn có thể thực hiện một số phương pháp để xác định nguyên nhân, và mức độ rụng tóc nhằm chẩn đoán bạn có bị hói đầu hay không.
Thử nghiệm kéo tóc
Có thể nắm và kéo 1 ít tóc để đánh giá tình trạng tóc và mức độ rụng tóc.
Sinh thiết da đầu
Hình thức xét nghiệm kiểm tra mẫu da đầu và một vài sợi tóc.
Sinh thiết da đầu có thể xác định được nguyên nhân hói đầu do các bệnh lý tự miễn hay nhiễm trùng da đầu.
Xét nghiệm máu
Thường chỉ làm xét nghiệm này khi có yêu cầu từ bác sĩ. Khi này tình trạng rụng tóc có thể do một số bệnh lý trong cơ thể như tiểu đường, lupus ban đỏ, hội chứng buồng trứng đa nang,...
Cuộc sống càng hiện đại thì tình trạng người trẻ tuổi bị hói đầu lại càng cao. Dù chưa có dấu hiệu của việc rụng tóc nhiều hay bị hói đầu nhẹ thì bạn cũng không được chủ quan. Hãy thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh, cơ thể khỏe mạnh sẽ tránh được tình trạng hói đầu khi còn trẻ
bài viết liên quan
xu hướng tìm kiếm
bán chạy
Muối tẩy tế bào chết da đầu Dr.FORHAIR SEA SALT SCALER 300g
487,000 đ
649,000 đ
Dầu xả dưỡng da đầu Dr.FORHAIR FOLLIGEN SCALP PACK 250ml
422,000 đ
562,000 đ